A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xác định mục tiêu trước khi chọn nghề

Song song vi kiến thc, thái đ và k năng cũng là nhng yếu t quyết đnh trong câu chuyn chn la ngành ngh phù hp. Đ xây dng thái đ và k năng, ngưi hc nên xác đnh rõ mc tiêu ca ngành ngh càng sm càng tt.

 

Chuyên gia tư vn đang gii đáp thc mc v ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Th Thiêm

Những lời khuyên hữu ích này được các chuyên gia tư vấn đưa ra trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức mới đây tại Trường THPT Thủ Thiêm (Q.2). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Hơn nhau  thái đ hc tp và k năng sng

Trong câu chuyện lựa chọn ngành nghề, ThS. Lê Ngọc Hải (Giám đốc Công ty hướng nghiệp Education Tour) cho rằng trước hết phải căn cứ vào năng lực, sở trường, tố chất của bản thân. Những điều này không phải ai sinh ra cũng sẵn có, cũng giỏi mà chỉ có thể được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện. Do đó, không có cách nào khác là phải học và làm việc liên tục để hình thành nên thói quen. “Để có thể giỏi giang, chúng ta hơn nhau ở chính thái độ học tập, tính kỷ luật của bản thân, dám bỏ hết những tật xấu. Ai cũng có ước mơ nhưng không phải ai cũng đạt được ước mơ đó”, ThS. Hải nói.

Theo ThS. Hải, việc làm trong thời đại ngày nay không thiếu nhưng vẫn có nhiều cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ thất nghiệp là vì không có đủ năng lực để có thể cạnh tranh. “Càng có kiến thức thì năng lực cạnh tranh càng lớn. Kiến thức này được học, được tích lũy từ nhà trường, từ thầy cô, bạn bè và từ xã hội. Nhưng nếu chỉ có kiến thức thôi thì chưa đủ, để cạnh tranh, muốn có chỗ đứng trong công việc thì chúng ta còn phải cần đến kỹ năng và thái độ. Đó là kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp để có thể tương tác, linh hoạt trong công việc. Ngoài ra còn là thái độ với công việc để có thể tương tác tốt với những người xung quanh”, ThS. Hải chỉ ra.

Làm rõ hơn về thái độ, hành vi, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho rằng trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề, người học nên xác định rõ mục tiêu của ngành nghề để có những hướng đi chuyên sâu, tiếp cận ngành nghề trong lộ trình cụ thể. “Với cùng một ngành nghề nhưng ở các trường ĐH khác nhau thì lại có những hướng đào tạo chuyên sâu khác nhau. Do đó, các em cần phải xác định xem mình sẽ trở thành người như thế nào trong lĩnh vực ngành nghề đó để có quyết định lựa chọn đúng đắn”, ThS. Thạch nhắn nhủ.

Nhưng trên hết, ThS. Thạch khuyên người học nên đặt câu hỏi: “Học xong đi xin việc hay học xong có doanh nghiệp trải thảm mời” để xác định rõ cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, trang bị kỹ năng và chuyên môn tốt. “Để một người thành công trong công việc, thái độ và kỹ năng chiếm tới trên 80%, còn lại là chuyên môn. Nói như vậy để các em hình dung ra rằng, việc chăm chỉ học thật giỏi kiến thức sách vở chưa chắc đã quyết định đến thành công sau này của bản thân. Trong hành trang sau này của các em còn cần đến thái độ, kỹ năng. Vì vậy, song song với kiến thức hãy không ngừng tích lũy cho bản thân kỹ năng và thái độ sống, thái độ học tập từ chính bạn bè, thầy cô, gia đình, xã hội”, ThS. Thạch nhấn mạnh.

Đng đ  “nưc đến chân mi nhy”

Đây là thực tế mà ThS. Phùng Phương Thảo (giảng viên tâm lý Trường ĐH Sài Gòn) nêu ra trong việc chọn ngành nghề của học sinh. Phân tích cụ thể, ThS. Thảo cho hay, người học thường ít có tâm lý hướng nghiệp sớm mà phải đợi đến khi đặt mình vào việc chọn ngành nghề thì lúc đó mới cuống lên tìm kiếm, lựa chọn. “Nhiều học sinh hỏi tôi: Cô ơi, em nên chọn học ngành nghề gì bây giờ? mà quên mất rằng, các em lựa chọn ngành nghề cho chính mình”, ThS. Thảo cho biết.

Theo ThS. Thảo, để có thể lựa chọn được một ngành nghề phù hợp, điều quan trọng nhất là người học phải hiểu rõ về bản thân. Mọi thứ đều bắt đầu từ chính năng lực của mình. Các em phải hiểu được mình muốn gì, ước mơ đam mê của bản thân là như thế nào để có thể đưa ra động lực cố gắng. Hiểu về mình còn là hiểu về năng lực, nội lực cá nhân của bản thân để chọn lựa ngành nghề, để xét xem có đáp ứng được những tố chất của ngành nghề hay không? Một yếu tố nữa quyết định đến việc chọn lựa ngành nghề được ThS. Thảo chỉ ra, đó là cần hiểu rõ về ngành nghề. “Hiểu về ngành nghề là phải biết được rằng ngành nghề đó cần những tố chất nào, năng lực gì, có những trường nào đào tạo, thế mạnh riêng của từng trường đào tạo trong ngành nghề đó là gì. Hiểu ngành nghề để biết ngành nghề có hợp với mình không”, ThS. Thảo lưu ý.

Cuối cùng trong câu chuyện chọn lựa ngành nghề, theo ThS. Thảo, đó là phải hiểu về nhu cầu của xã hội, thị trường lao động trong khoảng thời gian từ 5-7 năm tới. “Các em hãy đặt câu hỏi rằng, ngành nghề mà mình lựa chọn liệu 5-7 năm tới xã hội còn cần không? Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các em phải đi trước thời cuộc, không lựa chọn những ngành nghề truyền thống. Nếu bản thân có đủ tự tin về năng lực, đam mê, thế mạnh với một ngành nghề nào đó thì hãy cứ lựa chọn. Bởi công việc là do chính mình tạo ra”, ThS. Thảo khuyên.

Bt c ngành ngh nào cũng cn ngoi ng

Trao đổi về nhu cầu của xã hội trong tương lai, ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) thông tin, trong giai đoạn hiện nay và tương lai, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có ngoại ngữ. Đây được coi là “tấm giấy thông hành” để người học không những phát huy được khả năng của bản thân mà còn có cơ hội “có thêm một cuộc sống mới”. “Nghĩa là cơ hội việc làm khi chúng ta có thêm ngoại ngữ là rất lớn. Các nhóm ngôn ngữ hiện hành nhất là tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Song song với kiến thức chuyên môn, các em hãy cố gắng trang bị cho mình thêm kỹ năng, hiểu biết về ngoại ngữ để chuẩn bị thật tốt cho tương lai”, ThS. Nhơn lưu ý.

Ngoài ra, ThS. Nhơn cũng khuyên học sinh ngay từ bây giờ nên chủ động tìm hiểu tất-tần-tật những gì thuộc ngành nghề mà mình đang quan tâm. Cụ thể là liệt kê các trường có đào tạo ngành nghề đó, lên trang web của các trường tìm hiểu thật kỹ thông tin về chương trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh, chỉ tiêu, mức học phí, căn cứ vào học lực xem phù hợp với chương trình đào tạo của trường nào để có hướng lựa chọn phù hợp.

Theo Yến Hoa-Giáo dục Online.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 145
Hôm qua : 159
Tháng 04 : 1.834
Tháng trước : 5.680
Năm 2024 : 18.844